Một trong những động lực phát triển kinh tế mà nhiều nước đề cập đến đó chính là phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, phục vụ việc di chuyển, kết nối giao thương và vận chuyển hàng hóa. Hiện tại, hạ tầng tại khu vực dự án Avenue Garden (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang được triển khai, việc hoàn thành kết nối hạ tầng sẽ là động lực phát triển của dự án này…
Phát triển hạ tầng đô thị tại khu vực Bắc Từ Liêm, thủ đô Hà Nội
Quá trình phát triển đô thị tại thủ đô Hà Nội trong những năm vừa qua đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, để đạt được điều này là sự tuân thủ các định hướng, kế hoạch và quy hoạch phát triển đô thị chung của thủ đô, là sự quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo của các cơ quan cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội và người dân.
Một số địa phương của thủ đô Hà Nội đã triển khai nhiều dự án, nhiều tuyến đường đô thị kết nối giữa trung tâm vùng lõi thủ đô và với các quận/huyện ngoại thành và các tỉnh thành lân cận. Nhưng dự án kết nối các tuyến đường vành đai, các tuyến đường trục xuyên tâm đô thị đã phần nào cho thấy hạ tầng kết nối kinh tế vùng chuyển biến thì kéo theo quá trình đô thị hóa cũng tăng theo: điển hình như quận Long Biên (tuyến đường quốc lộ 5, 1B, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì…), quận Bắc Từ Liêm (trục đường Tây Thăng Long, quốc lộ 32, đường vành đai 3…)…
Theo đánh giá của ông Bùi Ngọc Khanh – chủ tịch SJK Group cho thấy nhiều dự án giao thông kết nối vùng ở nội đô và kết nối nội đô với các quận huyện, thành phố lân cận trung tâm thủ đô Hà Nội đang được UBND thành phố tích cực đầu tư và phát triển, dự án được thực hiện đồng bộ, số lượng và chiều dài tăng. Việc đầu tư xây dựng và kết nối các tuyến đường giao thông nhằm cải thiện các tình hình kẹt xe, giảm ùn tắc, tăng trưởng kết nối và giúp hoạt động giao thương kinh tế, thương mại và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn.
Trong thời gian tới, ngoài các tuyến đường giao thông đường bộ hoàn thành thì các tuyến đường metro cũng đưa vào hoạt động, điều này sẽ một phần thúc đẩy quá trình di chuyển đi lại của người dân, mặt khác cũng giúp cho áp lực giao thông giảm bớt do phương tiện cá nhân sẽ giảm.
Về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Khanh nói thêm, trước mắt hạ tầng giao thông hoàn thiện sẽ giảm được các vấn đề đang tồn đọng, tuy nhiên sự đồng bộ hạ tầng vẫn chưa thể nhanh và giải quyết trong ngày một, ngày hai được. Đây là vấn đề cần xem xét, đánh giá và triển khai tổng thể. Thời gian vừa qua, tình hình ngập úng các tuyến đường vẫn xảy ra khi có các trận mưa lớn. Nói về nguyên nhân, ông Khanh chia sẻ: có thể phần nào hệ thống hạ tầng ngầm (cống, rãnh thoát nước) đang chịu áp lực quá tải, ngoài ra, hệ thống hồ điều hòa cũng đã hoạt động quá công suất, trong khi tỷ lệ bê tông hóa bề mặt đang rất lớn, dẫn đến quá trình thấm – ngấm – thoát nước mưa bề mặt đang bị áp lực cao, trong khi lượng mưa lớn sẽ gây hiện tượng ngập úng cục bộ. Việc kết nối hạ tầng giao thông và tăng liên kết vùng là cần thiết và phải đẩy mạnh hơn, đồng thời cũng phải “thông tắc” nội đô để tăng việc kết nối này.
Thời gian tới, việc mở rộng các dự án hạ tầng, giao thông, các trục đường giao thông huyết mạch như: đường vành đai 3.5, đường vành đai 4, các trục đường giao thông hướng tâm như đường Tây Thăng Long, đại lô Thăng Long kéo dài… sẽ giúp tăng nhanh quá trình hình thành các khu đô thị ở ven tuyến đường, giải quyết các áp lực đô thị cho nội đô trung tâm, giải quyết nhu cầu về nhà ở của người dân. Người dân bản địa hoặc đang sinh sống ở ven các tuyến trục này sẽ dễ dàng di chuyển và thuận lợi hơn trong quá trình làm việc và học tập.
Trục đường Tây Thăng Long – thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế vùng ở phía Tây thủ đô Hà Nội
Hiện tại, kết nối vùng ở phía Tây bắc thủ đô Hà Nội đang chủ yếu thông qua trục đường QL.32, lượng các phương tiện và người dân di chuyển qua tuyến đường này hiện đang ngày càng quá tải, nhu cầu mở rộng thêm hoặc đưa vào sử dụng tuyến đường Tây Thăng Long đang là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện tại.
Trong tương lai ngắn, ở các khu vực địa phương có tuyến đường Tây Thăng Long đi qua sẽ là nơi có nền kinh tế phát triển. Minh chứng cho điều này, ở ngay đoạn 1 của trục đường Tây Thăng Long, các dự án khu đô thị, khu trung tâm đã cơ bản hình thành như: Khu Ciputra, khu Ngoại Giao Đoàn, khu Starlake, khu Thành phố Giao Lưu… chuyển sang đoạn 2 và đoạn 3 của tuyến đường này: (i) dự án Habiotech nằm trên địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương, Cổ Nhuế 2, với quy mô diện tích rộng 203,66 ha, do Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam làm chủ đầu tư đang chuẩn bị thực hiện; (ii) dự án khu đô thị Tây Tựu đang triển khai hạ tầng, trong đó các dự án thành phần như TT6-1, TT6-3 (tên thương mại là Avenue Garden), dự án TT6-2 (tên thương mại là Sunshine Capital); (iii) các dự án đô thị như KĐT Thượng Cát, KĐT Vinhomes Đan Phượng…. cũng rục rịch triển khai.
Khi hoàn thành kết nối trục đường Tây Thăng Long này, các dự án sẽ hoàn thành kết nối ngoại khu, thúc đẩy các nhu cầu về ở, nhu cầu thương mại, văn phòng giao dịch và nhiều các nhu cầu khác cũng phát sinh ở các khu vực này.
Thời điểm hiện nay, dự án Avenue Garden đang được thị trường đánh giá là một dự án tiên phong, dự án kiểu mẫu trong quá trình phát triển đô thị. Dự án ở tọa lạc ở ô đất TT6-1 và TT6-3 KĐT Tây Tựu, tiếp giáp với cụm trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Mầm non Nguyễn Thị Minh Khai (Tây Tựu), đối diện với khu công việc cây xanh trung tâm của KĐT (QH rộng 8,5ha), cách khu liên cơ quan quận Bắc Từ Liêm khoảng 2km.
Dự án Avenue Garden được triển khai xây dựng với kiến trúc tân cổ điển pháp, với 101 căn nhà thấp tầng (trong đó gồm 36 biệt thự và 65 shophouse), các shophouse Avenue Garden đều được xây dựng 5 tầng nổi, 1 tầng hầm riêng biệt. Các biệt thự ở Avenue Garden cũng xây dựng với thiết kế tối ưu công năng với 100% các căn đều có hầm riêng biệt, xây dựng 3 tầng nổi và 1 tầng tum.
Thông tin của dự án Avenue Garden sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục tại link: https://buingockhanh.com/